ĐẬP BÁI THƯỢNG (THANH HÓA) BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT VIỆT-LÀO.
DO HOÀNG THÂN SUPHANUVONG VÀ NGƯỜI PHÁP THIẾT KẾ-XÂY DỰNG
Cách đây đúng 110 năm, ngày 13 tháng 7 năm 1909, cố Chủ tịch Hoàng Thân Sụphanuvong Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời.Cuộc đời hoạt động Cách mạng của Hoàng Thân Suphanuvong gắn liền với sự nghiệp Cách mạng của nhân dân Việt Nam và đã góp phần xây đắp cho tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt-Lào anh em.
Nhân kỷ niệm lần thứ 110- ngày sinh của Hoàng thân Supha Nu vong (13-7-1909 – 13-7-2019), chúng ta có dịp nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc trong những năm tháng Hoàng Thân đến học tập và hoạt động ở Việt Nam.
Sinh ra trong một gia đình Hoàng tộc ở Luang Prabang, từ khi mới 11 tuổi, Hoàng thân Suphanuvong đã đến học tại Trường Albert Saraut-(tiền thân của Trường Bưởi-tức Trường Chu Văn An-Hà Nội ngày nay), cũng tại đây, năm 1935, đồng chí Cay sỏnphomvi Hản-nguyên Tổng bí thư Đảng nhân dân Cách mạng Lào (1920-2008) cũng sang học tại trường này vá sau đó cũng đi học tiếp tại Pa Ri.Sau khi học xong ở Trường Bưởi, Hoàng thân Suphanuvong tiếp tục sang học tại Trường Đại học Cầu đường quốc gia Pari (Cộng hòa Pháp). Hoàng thân Suphanuvong được Chính phủ Pháp phân công về Đông dương để tham gia xây dựng công trình Đập Bái Thượng tại xã Xuân Bái-huyện Thọ Xuân-tỉnh Thanh Hóa, kể cả Đập tràn , Cống 7 cửa và hệ thống sông nông giang dẫn nước xuống 6 huyện vùng đồng bằng và thành phố Thanh Hóa. Đập Bái thượng là đập lớn nhất Đông dương.
Hoàng thân Suphnuvong được cấp Bằng tốt nghiệp của Trường Đại học Quốc gia Cầu đường Pari (Pháp),là Kỹ sư cầu đường đầu tiên ở Đông Dương và được Toàn quyền Đông Dương phân cồng về làm việc tại Sở Thủy nông Trung Kỳ.Việt Nam. Ngoài việc thiết kế xây dựng Đập Bái Thượng (Thanh Hoa), Kỹ sư cầu đường Hoàng Thân Suphanuvong còn thiết kế xây dựng nhiều công trình giao thông và thủy lợi khác. Tháp nước Phan Thiết, đến nay vẫn đang phát huy tác dụng, thiết kế xây dựng Đập Phú Cam, ngăn sông Ba (tỉnh Phú yên) lấy nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Đập Thủy điện Đa Nhim (Đà Lạt) vẫn đang hoạt động bình thường, Cầu Ròn (tỉnh Quảng Bình)…
Đến năm 1933, Kỹ sư cầu đường Hoàng thân Suphanuvong tiếp tục thiết kế và tổ chức thi công xây dựng Đập Đô Lương ngăn nước sông Lam và cầu Yên (bắc qua sông Cả của tỉnh Nghệ An. Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, kỹ sư Cầu đường Hoàng thân Suphanuvong được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội để trao đổi nhiệm vụ cách mạng của nước bạn Lào và nhiệm vụ của Đảng cộng sản Đông dương-Hoàng thân Suphanuvong bắt đàu gia nhập vào Đảng cộng sản Đông dương và trở về nước tiếp tục cuộc đời hoạt động cách mạng dân tộc, làm Bộ trưởng Ngoại giao, tiếp đến là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy liên quân Lào – Việt chống giặc Pháp và bọn phản động tay sai. Từ tháng 12 năm 1975, Hoàng thân Suphanuvong được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến tháng 8 năm1991. Chủ tịch Suphanuvong là người bạn thân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt –Lào anh em như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Việt-Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà-Cửu Long”
Nhân sự kiện trọng thể này, chúng ta có dịp để ôn lại những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời hoạt động Cách mạng của Chủ tich-Hoàng thân Suphanuvong và mối quan hệ thân thiết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chủ tịch Hoàng Thân Suphanuvong, nhất là những lần Hoàng thân đi từ thành phố Vinh (Nghệ An) ra Bắc bộ phủ (Hà Nội) để được gặp Bác Hồ trong những ngày sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và những ngày ở vùng kháng chiến của nước bạn Lào đi bộ hàng ngàn cây số đường rừng trong điều kiện khó khăn và nguy hiểm lên chiến khu Việt Bắc để được gặp Bác Hồ.
Đập Bái thượng là một công trình thủy lợi lớn ở Đông Dương được người pháp khảo sát và thiết kế từ năm 1905, đến năm 1915, kỹ sư người Pháp PYTA VIN hoàn thành bản thuyết minh về hiệu quả kinh tế-xã hội của công trình và dự toán kinh phí đầu tư xây dựng trình Chính phủ Pháp phê duyệt. Đập Bái thượng được chính thức khởi công xây dựng từ năm 1920, năm 1926 đập được khánh thành và đến năm 1928 Toàn quyền Đông Dương quyết định bàn giao cho Sở Thủy nông Trung kỳ quản lý, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu nước sinh hoạt cho 1.500.000 người dân vùng hạ lưu phía hữu ngạn sông Chu. Đập có công suất tưới cho 50.000 ha đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn 6 huyện đồng bằng và thành phố Thanh Hóa. Hoàng thân Suphanuvong là người trực tiếp tham gia xây dựng công trình cho đến khi thành công năm 1928 và bàn giao cho Sở Thủy nông Trung Kỳ. Nhờ có công trình đại thủy nông này mà sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa những năm vừa qua đạt sản lượng từ 1.500.000 đến 1.650.000 tấn lương thực (quy thóc), đảm bảo nhu cầu đời sống cho 3.600.000 người dân trong tỉnh. Những năm gần đây, phong trào thâm canh tăng năng xuất trong nông nghiệp không ngừng phát triến, đem lại hiệu quả cao,trong đó đập Bái thượng đóng vai trò quyết định.
Gia đình Hoàng thân Suphanuvong có hai dòng máu (Lào và Việt Nam).
Lịch sử sẽ ngày càng lui về quá khứ theo quy luật thời gian nhưng những kỷ niệm trên đây của Chủ tịch Hoàng thân Suphanuvong vẫn còn mãi mãi trong tâm khảm và trái tim người dân Việt Nam nói chung và tô thắm thêm cho tình hữu nghị đặc biệt của hai nước Việt-Lào anh em.
Nhân dân Việt Nam có truyền thống“Uống nước nhớ nguồn-Ăn quả nhớ người trồng cây” Người dân Thanh Hóa gọi đập Bái thượng là đập nước Suphanuvong để mãi mãi ghi nhớ công ơn to lớn này.
Nhân dân và những người trực tiếp làm công tác Thủy lợi Thanh Hóa mãi mãi tri ân, ghi nhớ công lao to lớn của Kỹ sư cầu đường-Hoàng thânSuphanuvong,người đã hết lòng vì nhân dân Việt Nam và nhân dân tỉnh Thanh Hóa./.
Kỹ sư Thủy lợi: Khương Bá Luận
Phó Tổng Giám đốc
Công ty Thủy nông Sông Chu Thanh Hóa