Hội thảo trao đổi kiến thức thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững và Chương trình REDD+ Quốc gia

Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn: Thống nhất trong triển khai, thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình REDD+ quốc gia trong bối cảnh thực thi Luật Lâm nghiệp mới được Quốc hội thông qua.

  Trong các ngày 20-21/11/2017, tại Thành phố Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức “Hội thảo trao đổi kiến thức thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững và Chương trình REDD+ Quốc gia”. Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông  nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn; đại diện một số Bộ ngành; các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, SNRM” và Dự án “ Hỗ trợ chuẩn bị sẵng sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam, FCPF”.

Trong giai đoạn vừa qua, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng như: giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng trưởng mạnh, đạt bình quân 6,6%/năm so với 5,03%/năm giai đoạn 2010-2012;độ che phủ của rừng tăng từ 39,7% năm 2011 lên 41,19% năm 2016;năng suất và chất lượng rừng tiếp tục được cải thiện; kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ và lâm sản liên tục tăng mạnh gấp 1,7 lần trong vòng 5 năm, từ 4,2 tỷ USD năm 2011 lên 7,3 tỷ USD năm 2016;dịch vụ môi trường rừng thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, bền vững của ngành Lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng: hàng năm, cả nước thu được trên 1.200 tỷ đồng/năm, góp phần chi trả cho trên 5,0 triệu ha rừng; cơ chế chính sách từng bước được bổ sung, sửa đổi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng đặc biệt, là các cộng đồng dân cư thôn bản, đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ngày 05/4/2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý rừng bền vững tài nguyên rừng (Chương trình REDD+) đến năm 2030 (Quyết định số 419/QĐ-TTg), với mục tiêu góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các – bon; nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước.Cùng với đó, ngày 16/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 886/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020. Đây là Chương trình quan trọng của ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhằm cụ thể hóa mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42% vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, đồng thời tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Để thực hiện thành công Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững và Chương trình REDD+  quốc gia tại Việt Nam trong bối cảnh‘Luật Lâm nghiệp’ vừa được Quốc hội thông qua vào ngày 15/11/2017 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIVLuật này sẽ thay thế cho Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, xác định sản xuất Lâm nghiệp là ngành kinh tế-xã hội. Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn quán triệt:

– Nghiên cứu, quán triệt thật sâu sắc mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo củaChương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững và Chương trình REDD+ Quốc gia. Đây là hai Chương trình gắn bó chặt chẽ với nhau vềquan điểm, mục tiêu, kế hoạch hoạt động và điều hành.

– Bám sát các chỉ tiêu cơ bản của các Chương trình về: tốc độ tăng trưởng ngành, độ che phủ, năng suất và chất lượng rừng trồng; các chỉ tiêu về bảo vệ rừng;  khôi phục hệ sinh thái rừng bị suy giảm; giảm phát thải khí nhà kính…để tập trung chỉ đạo, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Về chỉ tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản, mục tiêu xuất khẩu giá trị đạt 8 tỷ USD vào năm 2020 là hoàn toàn có thể đạt được. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu, phát triển các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao (như dược liệu) để tăng giá trị xuất khẩu hơn nữa

– Phổ biến, tuyên truyền Luật Lâm nghiệp, tập trung cao độ rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và chuẩn bị các điều kiện để khi Luật có hiệu lực (ngày 01/01/2019) được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, không để vướng mắc trong cuộc sống, đảm bảo môi trường pháp lý thuân lợi cho việc thực hiện thành công Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp,Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững đến năm 2020 và Chương trình REDD+ Quốc gia đến năm 2030.

  Hội nghị sẽ kết thúctrong ngày 21/11/2017./.

Tin Liên Quan