Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5-6: Thâm canh trên đất dốc – Biện pháp hữu hiệu góp phần ứng phó biến đổi khí hậu

            Khí hậu thời tiết và thiên tai khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra đang hàng ngày đe doạ cuộc sống con người trên toàn cầu. Biến đổi khí hậu chủ yếu do con người gây ra và làm cho nhiệt độ mặt đất nóng lên, thiên tai hạn hán khắc nghiệt hơn, nước biển dâng và cường độ mưa bão lũ lụt giữ dội hơn, rét đậm rét hại ngày càng tăng lên kéo theo nhiều thảm hoạ khác đối với sinh mạng và cuộc sống con người.Việt Nam là nước nằm trong vùng bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu đã tham gia Công ước quốc tế về chống sa mạc hoá của Liên hợp quốc từ năm 2006, đã từ lâu, ngày 16-11-2007 Chính phủ Việt Nam cũng đã chính thức ban hành QĐ.172/2007/QĐ-TTg về chương trình hành động Quốc gia phòng chống sa mạc hoá-chống thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại xảy ra, đảm bảo phát triển bền vững, ổn định kinh tế và an sinh xã hội góp phần quan trọng ứng  phó và chống biến đổi khí hậu.

         Thanh Hoá là một tỉnh lớn nằm ở vùng bắc Trung bộ,có diện tích tự nhiên hơn 11.116 km2, trong đó có 2/3 là vùng đất dốc ở vùng trung du miền núi.Do tập quán canh tác lạc hậu,đốt nương làm rẫy quảng canh và du canh du cư từ lâu đời để sinh sống nên đã biến hàng chuc. ngàn Ha rừng xanh tốt giàu tài nguyên thành đất trống đồi núi trọc, hoang mạc và sa mạc hoá góp phần gây nên biến đổi khí hậu.Nhân ngày môi trưòng thế giới 5-6 và hội nghị thượng đỉnh các quốc gia về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc lien tục điễn ra trên thế giới, có nhiều hội thảo khoa học cấp quốc gia  và ở các địa phương để bàn về các giải pháp thực hiện chương trình hành động quốc gia của Chính phủ  về phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hâu, chúng tôi xin nêu lên một số ý kiến nhỏ từ thực tế ở địa phương để góp thêm một tiếng nói hướng về các giải pháp ứng phó và giảm thiểu biến đổi khí hậu-Đó là vấn đề canh tác trên các vùng đất dốc ở vùng trung du miền núi,chống sa mạc hoá-một biện pháp khoa học tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và tác hại của thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu gây ra.

         Vừa qua, được sự giúp đỡp của các tổ chức phi Chính phủ trong nước và các tổ chức quốc tế tại Việt nam, Câu lạc bộ Lâm nghiệp Thanh Hoá tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Canh tác trên đất dốc – chống sa mạc hoá – góp phần ứng phó biến đổi khí hậu”.Hội thảo có đông đảo đại biểu thuộc các cơ quan-ban ngành -đoàn thể câp tỉnh,Uỷ ban nhân dân các huyện miền núi-và một số tổ chức phi Chính phủ trong nước tham dự.Các báo cáo tham luận của các nhà khoa học tại hội thảo đã làm rõ các khái niệm về đất dốc– canh tác trên đất dốc, -thoái hoá đất- sa mạc hoá- nguyên nhân và tác hại của sa mạc hoá đất đai ở vùng trung du miền núi. Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác các loài cây chịu hạn năng xuất cao trên vùng đất dốc. Thông qua hội thảo, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, các cấp thẩm quyền hoạch định chính sách, các tổ chức phát triển cộng đồng về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, chỉ đạo thực hiện thâm canh tăng năng xuất cây trồng , giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ, nâng cao đời sống, chấm dứt nạn đốt phá rừng làm nương rẫy, phòng ngừa nguy cơ sa mạc hoá .

        Là tỉnh có nhiều rừng và đất Lâm nghiệp,từ năm 1960 toàn tỉnh có 702.101 ha, sau nhiều năm khai thác sử dụng rừng không đi đôi với gây trồng chăm sóc bảo vệ đã làm cho nguồn tài nguyên xanh có tính đa dạng sinh học ngày càng giảm suốt nhanh chóng, đến nay toàn tỉnh chỉ còn 667.514 ha rừng và đất Lâm nghiệp,trong đó diện tích có rừng hơn 620.219 ha, đất trống đồi núi 47.315 ha. Trên các vùng rừng và đất Lâm nghiệp hiện có gần 1 triệu đồng bào các dân tộc sinh sống: Mường-Thái, Dao, HMông, Khơ mú, Thổ…trong vòng 45 năm,từ năm 1960 đến 2005 toàn tỉnh có 73.001 ha rừng tự nhiên giàu gỗ và lâm sản đã biến thành đất trống đồi trọc,khí thải CO2 từ mặt đất đã góp phần gây nên hiệu ứmg nhà kính,đất rừng bị sói mòn rửa trôi,khô kiệt nguồn nước,không còn khả năng canh tác dẫn đến sa mạc hoá,gây nhiều hậu quả nghiêm trọng làm biến đổi khí hậu và thiên tai khắc nghiệt , gây ra  nhiều hiểm hoạ vô cùng to lớn cho con người.Hạn hán là loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra ở Thanh hoá,dứng thứ ba về mức độ thiệt hại sau bão và lũ lụt, có năm hạn hán và lũ lụt đã làm giảm từ 25 đến 30 % năng xuất cây trồng,ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.Viêc chống hạn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nước, các hồ chứa nước ở thượng nguồn đã bị cạn kiệt do hệ thống rừng đầu nguồn bị tàn phá,diện tích rừng trồng hiện có tác dụng phòng hộ,giữ nước giữ đất rất thâp so với rừng tự nhiên . Đây thực sự là nỗi lo không chỉ trước mắt mà cả lâu dài,không chỉ của người dân Thanh hoá mà hiểm hoạ chung cho cả toàn quốc.Từ thực tế trên đây, chúng tôi thấy tỉnh Thanh Hoá cần sớm đề ra những chủ trương chính sách cụ thể hơn, mạnh mẽ hơn nhằm phát triển bền vững mạnh hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp ở trung du miền núi gắn liền với phòng chống chặt phá rừng,chống đốt rừng làm nương rẫy-chống sa mạc hoá.. Cụ thể là tập trung chủ yếu vào các vấn đề giải pháp sau đây:

         

          Rừng xanh nguyên sinh biến thành  hoang mạc do đốt phá rừng làm nương rãy

 – Để bảo vệ rừng,chống sa mạc hoá,giảm thiểu thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra , phải đảm bảo cho được mục tiêu về an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo đối với nhân dân miền núi là nơi diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Đề nghị Nhà nước có chính sách đầu tư ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới khuyến khích thâm canh,trước hết là khuyến khích việc tuyển chọn những giống cây chịu hạn có năng xuất cao trên vùng đất dốc sau nương rẫy, thực hiện tốt việc bảo vệ và phát triển rừng .Trong thời gian chưa có sản phẩm thu hoạch từ rừng để hưởng lợi theo chính sách quy định tại QĐ178/CP của Chính phủ thì được nhà nước tiếp tục hỗ trợ để các hộ nghèo có lương thực ăn .Về lâu dài,phải thực hiện mục tiêu người ở vùng rừng núi phải có cuộc sống ổn định từ nghề rừng.

         – Nhà nước cần tổ chức rà soát lại công tác giao đất giao rừng,vì kết quả giao đất giao rừng đang tồn tại sự thiếu công bằng xã hội,hộ được giao nhiều,hội giao ít,thậm chí còn nhiều hộ chưa được giao,còn nhiều diện tích (hơn 45.000 ha đồi trọc) chưa giao cho các hộ gia đình thì phải điều chỉnh lại để đảm bảo lợi ích người dân miền núi phải có đất và rừng sản xuất kinh doanh và phải có cuộc sống ổn định bằng nghề rừng thì mới gắn bó với rừng và yên tâm bảo vệ rừng có hiệu quả.

– Tăng nhanh tiến độ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc theo mục tiêu quốc gia của Chính phủ đồng thời tăng thêm đầu tư và biện pháp kiên quyết để quản lý bảo vệ cho được diện tích và vốn rừng hiện có.Nếu không bảo vệ được vốn rừng hiện có thì viêc đầu tư phát triển rừng mới sẽ vô nghĩa và nguy cơ sa mạc hoá là tất yếu.

– Đề nghị Bộ NN&PTNT, Uỷ ban dân tộc và mièn núi của Chính phủ có kế hoạch điều tra, đánh giá thực trạng tình hình nương rẫy canh tác trên đất dốc và nạn sa mạc hoá đất đai trên phạm vi toàn quốc,có chủ trương chỉ đạo xây dựng qui hoạch làm nương rãy cho từng vùng cụ thể nhằm đảm bảo tính bền vững,dài lâu trong phát triển nông-lâm nghiệp ở trung du miền núi, chấm dứt tệ nạn đốt phá rừng làm nương rẫy du canh; chỉ đạo canh tác trên đất dốc theo mô hình R-V-C (Ruộng bậc thang-Vườn đồi-Vườn rừng -Chăn nuôi) đây là mô hình canh tác bền vững, có điều kiện đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất, nâng cao đời sống và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

  

   Hội thảo cấp tỉnh về thâm canh trên đất dốc-ứng phó biến đổi khí hậu

– Để chủ động ứng phó có hiệu quả với các diễn biến phức tạp và hậu quả khôn lường của thiên tai khắc nghiệt, đề nghị cấp uỷ và chính quyền các cấp cần có phương án cụ thể phòng chống lũ quét-lũ ống cho các vùng sung yếu ở miền núi, đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cho dân và quan trọng hơn là phải chỉ đạo cụ thể, đi đôi với kiểm tra đôn đốc giám sát nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng chống-giảm nhẹ thiên tai theo QĐ/172/TTg ngày16-11-2007 của Thủ tướng Chính phủ

– Nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân,trước hết là cộng đồng các dân tọc ở vùng trung du miền núi,vùng ven biển về chống biến đổi khí hậu ,cần tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về Lâm nghiệp, về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

– Xây dựng củng cố hệ thống tổ chức kiểm lâm và tăng cường mạng lưới Kiểm lâm viên cơ sở để đủ sức tham mưu cho chính quyền thừa hành pháp luật bảo vệ rừng

– Đề nghị Tổng cục môi trường (Bộ tài nguyên và Môi trường) phới hợp với Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp&PTNT) có chủ trương và biện pháp cụ thể khuyến khích đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào  thâm cạnh năng xuất cao trên vùng đất trống đồi trọc, có cơ chế phối hợp cụ thể, chặt  chẽ về chỉ đạo thực hiện để có hiệu quả cao và bền vững, coi đó là sinh kế cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi..

Ngoài việc tổ chức cho phong trào toàn dân thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia về phòng chống thiên tai của Chính phủ, cần có chủ trương và chính sách cụ thể của từng địa phương làm căn cứ chỉ đạo thực hiện thống nhất trong từng địa phương và toàn quốc.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc thâm canh sản xuất nông-lâm nghiệp trên đất dốc sẽ góp phần quan trọng để phòng chống biến đổi khí hậu ./.

               Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2019

                                            Khương bá Tuân

                                                                     (Hội Lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa)

                                                                      -Email: ktuanlnth@gmail.com

                                                                      -ĐT: 0912071926

Tin Liên Quan