Trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương đã đưa nhiều tin phản ảnh tình hình lâm tặc chặt phá rừng tự nhiên, nhiều cây gỗ to bị đốn chặt xảy ra ở Hón Piềng-xã Yên Thắng-huyện Lang Chánh- tỉnh Thanh Hóa, gây nhiều thiệt hại về tài nguyên rừng, các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã ở đâu khi rừng đầu nguồn bị chảy máu? ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, gây bức súc trong dư luận xã hội, vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương và lực lượng Kiểm lâm Thanh Hóa.
Báo Nhân dân điện tử, cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam ngày 9-8-2018 đã đưa tin: “Xử lý nghiêm các vụ phá rừng tự nhiên”.Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 7-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xử lý nghiêm các vụ phá rừng. Ðây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ lo lắng về công tác bảo vệ, quản lý rừng, nhưng tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” vẫn tồn tại ở nhiều địa phương có rừng.
Để làm rõ vụ việc khai thác rừng tự nhiên trái pháp luật tại Lang Chánh. với chức năng là cơ quan thừa hành pháp luật của nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện và Hạt Kiểm lâm huyên Lang Chánh tổ chức kiểm tra xác minh tại hiện trường (có địa chỉ và số liệu cụ thể) để có biện pháp xử lý và báo cáo với cấp thẩm quyền. Qua kiểm tra thực tế tại hiện trường thấy rằng tình trạng lâm tặc khai thác gỗ rừng tự nhiên trái pháp luật ở xã Yên Thắng – huyện Lang Chánh như phản ảnh của các cơ quan Báo chí là có cơ sở. Rừng bị chặt phá rải rác trên 4 lô với quy mô diện tích 698,4 ha, Số gỗ bị lâm tác chặt hạ còn lại gần 10 mét khối, trong đó có 2 mét khối gỗ Táu (thuộc nhóm 2), còn lại là gỗ Giàng giàng, Sau sau…thuộc nhóm 6, một số gỗ bìa, gỗ sơ chế mà các nhà báo phát hiện nằm ven các khe suối là sản phẩm tồn động từ những năm trước còn lại.
Theo báo cáo kết quả kiểm tra của Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa do ông Lê Quốc Việt-Phó Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã nói:“việc báo chí phản ánh tình trạng phá rừng xảy ra tại xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh là có, tuy nhiên mức độ không nhiều”
Tiếp thu phản ảnh của báo chí, Sở Nông nghiệp&PTNT Thanh Hóa đang chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm điểm làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể và cá nhân, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, rút bài học kinh nghiệm cho chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ rừng, đồng thời góp phần nhanh chóng đưa nội dung pháp Luật Lâm nghiệp năm 2017 vào cuộc sống xã hội.
Việc đưa tin, phản ảnh kịp thời tình hình chặt phá rừng tự nhiên xã Yên Thắng-huyện Lang Chánh, các phóng viên báo chí đã phải khắc phục nhiều khó khăn, trèo đèo lội suối, băng rừng, không quản ngại muỗi vắt cắn để đến tận hiện trương, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn tận người dân đã chứng kiến việc chặt phá rừng tại xã Yên Thăng, huyện Lang Chánh, gây nhiều thiệt hại về tài nguyên rừng, về môi trường sinh thái, về sói mòn đất đai, biến đổi khí hậu, gây ra nạn lũ quét và nhiều thiệt hại khác về sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc miền núi. Các cơ quan báo chí đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển ngành Lâm nghiệp Thanh hóa.
Câu lạc bộ Lâm nghiệp Thanh Hóa là một tổ chức xã hội nghề nghiệp có nhiệm vụ hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho cộng đồng dân tộc miền núi góp phần phục vụ cho sự nghiệp quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền sâu rộng công tác phổ biến giáo dục pháp luật về Lâm nghiệp, về bảo vệ môi trường và hướng dẫn sinh kế cuộc sống bền vững bằng nghề rừng cho đồng bào các dân tộc miền núi, qua đó để phát huy vai trò làm chủ, sống gắn bó với rừng, chăm lo công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Chúng tôi rất hoan nghênh các cơ quan báo chí đã vì sự nghiệp cao cả của Báo chí cách mạng đã kịp thời phản ảnh thông tin về tình hình chặt phá rừng ở Lang Chánh và các địa phương khác trong tỉnh để kịp thời có biện pháp xử lý, giáo dục và ngăn chặn nạn phá rừng,./.
Khương Bá Tuân – Câu lạc bộ Lâm nghiệp Thanh Hóa