Tỉnh Thanh Hóa hiện có 647.677 ha rừng và đất Lâm nghiệp, (Theo số liệu công bố năm 2017 của UBND tỉnh, trong đố rừng tự nhiên các loại còn gần 400.000 ha (cả rừng đặc dụng và rừng phòng hộ), diện tích rừng trồng sản xuất có hơn 200.000 ha, diện tích chưa có rừng còn 47.000 ha.Độ che phủ của rừng đến năm 2019 là 53%. Diện tích rừng sản xuất hàng năm khai thác được gần 1.000.000 mét khối gỗ các loại, trong đó có 80% là gỗ Keo lai Úc, là nguồn nguyên liệu lớn về sản phẩm gỗ phục vụ cho yêu cầu cầu xuất khảu sang thị trường Châu âu (EU) theo hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu.
Thời kỳ mới-Cơ hội mới của ngành Lâm nghiệp Việt Nam trên vũ đài Quốc tế đã bắt đầu, sau hơn 6 nắm đàm phán, ngày 19 tháng 10 năm 2018, giữa Chính phủ Việt Nam và Ủy ban lien minh Châu âu đã chính thức ký Hiệp định đối tác và tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp-Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Hiệp định có hiệu lực thực hiện từ ngày 1 tháng 6 năm 2019.
Đây là Hiệp định Thương mại có tính chất ràng buộc pháp lý nhằm cải thiện quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ, và sản phẩm gỗ hợp pháp khi xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Châu âu (Eu).
Hiệp định sẽ góp phần tạo điều kiện chủ động cho các doanh nghiệp, giảm mức rủi ro cho các lô hàng xuất khẩu vào thị trường EU. Từ đó, uy tín của Việt Nam cũng được nâng lên tạo thuận lợi cho các mặt hàng gỗ và lâm sản xuất khẩu vào các thị trường Hoa Kỳ, Úc, Nhật bản, Hàn Quốc và những thị trường có những quy định như thị trường EU về nguồn gốc gỗ. Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU gồm 27 điều và 9 phụ lục kỹ thuật. VPA/FLEGT sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam trên cả 3 lĩnh vực kinh tế xã hội và môi trường, nổi bật là mở rộng thị trường xuất khẩu, cải thiện thể chế quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác gỗ và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Khi tham gia hiệp định xuất khẩu gỗ sang Châu âu, Việt Nam còn có cơ hội áp dụng công nghệ cao vào ngành chế biến, tạo ra các sản phẩm gỗ đẹp hơn, có giá trị cao hơn (gỗ thành phẩm bình thường chỉ có từ 1.400 – 1.800 USD/m3, nếu áp dụng công nghệ cao giá thành sẽ lên tới 4.000 USD/m3. Gỗ rừng trồng được cấp chứng chỉ quốc tế (FSC) có giá trị cao hơn rừng trồng chưa được cấp chứng chỉ (FSC) Ngoài ra, Hiệp định còn mở ra cho Việt Nam thị trường vô cùng lớn, không sợ bị ế hàng, không sợ bị ép giá.
Năm 2018, xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã đạt kết quả 9,3 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay., năm 2019, phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 11,5 tỷ USD, làm tiền đề cho các năm tiếp theo nhằm đóng góp phần quan trọng của ngành lâm nghiệp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong thời ký mới đồng thời để từng bước thực hiên thành công Hiệp định VPA/FLEGT đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Liên minh Châu âu.
Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Châu âu phải được làm từ gỗ có nguồn gốc hợp pháp, của chủ rừng là chính, chính quyền địa phương chỉ hỗ trợ một phần và cộng đồng phải liên kết thực hiện quản lý bảo vệ rừng, vận chuyển và chế biến lâm sản. Đây cũng là kinh nghiệm thực tế của các hộ tròng rừng sản xuất của tỉnh Quảng trị đã mang lại hiệu quả rất cao. Cần phát triển trồng rừng gỗ lớn để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm gỗ xuất khảu sang Châu âu. Nếu rừng tự nhiên được cấp chứng chỉ FSC thì sẽ có cơ hội tham gia vào thị trường bán khí Cacbon (©02) REDD+ của Quốc tế.
Để tham gia thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu về sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ sang thị trường Châu âu, Căn cứ vào tiềm năng phát triển gỗ nguyên liệu và chế biến xuất khẩu cả trước mắt và lâu dâi của tỉnh nhà, ngày 12-8-2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3224/QĐ-UBND về việc cho phep thành lập Hiệp hội gỗ và Lâm sản Thanh Hóa. Ban lãnh đâọ Lâm thời đang tích cực chuẩn bị để tiến tới tổ chức Đại hội thanh lập Hiệp hội Hiệp hội gỗ và Lâm sản nhiệm kỳ thứ nhất (2019-2023) trong tháng 11 năm 2019 thại khu hội nghị 25 B UBND tỉnh Thanh Hóa./.
Ban lãnh đạo Lâm thời hiệp hộ Gỗ và Lâm sản Thanh Hoa
(Người đứng giữa (đội mũ) là ông Trần Tất Tiến-Chủ tịch Lâm thời)
(Tin và ảnh: Khương Bá Tuân)