Cây Thảo quả có tên khoa học: Amomum aromaticum Roxb. (Amomum trao-ko lrevozt et lemaric). Thuộc Họ gừng: Zingiberaceae. Tên vị thuốc: Thảo quả.
Tên khác: Thảo quả, Đỗ ho, Mác hau (Tiếng Thái).
Thảo quả có giá trị cao về tác dụng phòng chữa bệnh, làm gia vị trong thực phẩm, hóa chất thơm, có tín nhiệm trong tiêu dung. Đồng bào dân tộc H.Mông ở các huyện vùng cao Quan Sơn, Mường Lát (Thanh Hóa), nhiều hộ gia đình giảm được nghèo nhờ gây trồng và thu hoạch sản phẩm từ cây Thảo quả.
Theo Đông y, thảo quả vị cay, tính ấm, vào kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung hoá thấp kiện tỳ tiêu thực, giải độc; còn có thể cắt cơn sốt rét.
Do công năng tân ôn, phương hương trừ hàn táo thấp nên được làm gia vị, khai vị, long đờm tiêu thực. Có trong nhân bánh gai bánh mật, các loại chè nước mứt, nước gội đầu làm sạch gầu, thơm tóc.
Thảo quả được dùng làm gia vị ăn liền với thịt, cá (khi nấu để cả quả, nhưng sau đó lấy ra vì nồng). Cũng thường được dùng để thêm vào một số bánh kẹo. Thường dùng làm thuốc chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, nôn oẹ, ỉa chảy, trị sốt rét, lách to; còn dùng ngâm nuốt nước, chữa hôi mồm, ho, chữa đau răng, viêm lợi.
Thảo quả, địa du, chỉ xác, cam thảo, liều lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6g, chiêu bằng nước gừng. Chữa xích bạch lỵ, sốt, đại tiện ra máu.
- Đặc điểm thực vật
Thảo quả là cây cỏ nhiều năm có thể cao tới 2 – 3 m, thân rễ mọc ngang nên tạo thành những bụi lớn đường kính tới 2,5 – 4 m. Lá mọc sole, có cuống ngắn gần như không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài tới 70cm, rộng 20 cm (hoặc hơn), nhẵn, mặt trên mầu lục sẫm, mặt dưới mầu nhạt hơn. Cụm hoa dạng bông mọc từ gốc dài 12-20 cm. Hoa mầu đỏ nhạt, to. Quả hình trứng, mầu đỏ sẫm, đường kính 2 – 3 cm chia 3 ô, mỗi ô chứa nhiều hạt. Hạt có áo hạt rất thơm.
Cây ra hoa tháng 5 – 7, ra quả tháng 8 – 12.
- Điều kiện sinh thái và phân bố
Thảo quả là loài thực vật phân bố ở ấn Độ, Nepal, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. ở nước ta, Thảo quả có ở vùng núi cao lạnh, dưới tán rừng đất ẩm nhiều mùn Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu. Nhân dân đã đưa Thảo quả vào trồng dưới tán rừng cây to vùng núi cao có thời gian lạnh và mây mù kéo dài.
Thảo quả là cây ưa bóng, ưa ẩm và chịu lạnh. Cây phát triển tốt trên đất mùn alít núi cao có khí hậu lạnh, nhiệt độ bình quân không lớn hơn 20oC, có trên 5 tháng nhiệt độ dưới 15oC, dưới tán rừng được che bóng từ 40 – 70%, độ ẩm cao (> 85%), số tháng có sương mù cao (> 7 tháng).
- Giá trị làm thuốc chữa bệnh:
Thành phần hoá học
– Hạt Thảo quả chứa: Tinh bột, alcaloid, tinh dầu (1,07- 1,49%).
– Tinh dầu Thảo quả chứa: b- pinen, sabinen, a- phelandren, myrcen, limonen, 1,8 – cineol, …
Bộ phận dùng làm thuốc và công dụng
- a) Bộ phận dùng làm thuốc:
Bộ phận dùng làm thuốc là quả chín phơi khô của cây Thảo quả. Khi dùng bỏ loại vỏ chỉ lấy hạt.
- b) Công dụng:
Theo y học cổ truyền
– Thảo quả có vị ngọt cay, tính ôn, quy vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng táo thấp, khử hàn, trừ đờm, triệt ngược, tiêu thực, hoá tích, kiện tỳ, giải độc.
– Thảo quả là thuốc chữa đau bụng, đầy trướng, nấc cụt, nôn oẹ, tiêu chảy, sốt rét, lách to, đờm ẩm tích tụ, hôi miệng.
– Dùng làm gia vị.
Theo y học hiện đại
– Thảo quả nâng cao tỷ lệ sống của các động vật thí nghiệm đã tiêm nọc rắn độc hoặc kéo dài thời gian cầm cự của động vật thí nghiệm với độc tính của nọc rắn.
– Tinh dầu Thảo quả gây cảm ứng hệ thống cytochrom P450 ở gan bằng đường phun xông.
Một số bài thuốc dùng Thảo quả và cách dùng
– Chữa đau bụng, đầy trướng, tỳ hư, tiết tả: Thảo quả, Sa nhân, Thần khúc, Mạch nha, Cam thảo, Gừng, Táo; sắc nước uống.
– Chữa sốt rét cơn dùng bài “Thường sơn ẩm”: Thường sơn, Thảo quả, Hạt cau, Sơn tra, Tri mẫu, Bối mẫu, Gừng, Táo; sắc uống.
– Chữa hôi miệng: Thảo quả giã giập, ngậm nuốt nước.
– Chữa tỳ vị nóng lạnh bất hoà, xích bạch lỵ, sốt, đại tiện ra máu: Thảo quả, Địa du, Chỉ xác, Cam thảo; tán nhỏ, mỗi lần dùng 6g; thêm gừng, sắc nước uống.
Gia vị Thảo quả trong chế biến món ăn truyền thống
Ngoài tác dụng làm thuốc chữa bệnh, hạt Thảo quả còn dung gia vị thực phẩm rất quý như nhân bánh chưng, chè kho là hai món ăn truyền thống hầu như không thiếu mặt trong những mâm cỗ Tết của nhân dân ta ở nhiều địa phương. Ăn bánh chưng với chè kho rất ngon, làm tăng thêm hương vị của miếng bánh chưng ngày tết lên nhiều lần. Nguyên liệu để nấu chè kho ngoài đậu xanh, đường kính và vừng trắng ra, không thể thiếu thảo quả.
Để chuẩn bị nấu chè kho cần ngâm đậu xanh, đãi sạch vỏ, phơi ráo nước rồi đem rang cho tới lúc hạt đậu có rám vàng sẽ đem đậu xay thành bột mịn. Vừng được rang chín, xát sạch vỏ. Đem thảo quả khô, giã nhỏ và rây lấy bột. Cho bột đậu cùng đường kính (lượng hai thứ bằng nhau) và thảo quả khấy đều với nước lọc. Đặt lên bếp lửa đun và khuấy đều tay cho đến lúc chè đặc quánh và ráo xoong là được. Đổ chè ra đĩa mỏng hoặc đổ vào những khuôn có hình hoa, rồi rắc vừng lên trên. Chè kho ăn nguội và thường ăn với bánh chưng, khi ăn cắt chè thành những miếng nhỏ.
Mô tả
Cây thảo quả là một loại cây thảo sống lâu năm. Cây cao khoảng 2-3 mét, thân rễ mọc ngang có đốt, đường kính 3-4cm, phía ngoài màu hồng, giữa màu trắng, thơm, mẫm. Lá mọc so le, dài 70cm, rộng 18-20cm, có cuống ngắn, bẹ lá có khía dọc, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn. Cụm hoa hình bông, mọc ở gốc dài 13-20cm, có mang những bông hoa màu đỏ nhạt.
Quả có cuống ngắn, mọc thành chùm sít nhau, hình tròn hay hình nón, đường kính 1,5-2cm, màu đỏ thẫm, chia 3 ô, mỗi ô có khoảng 7 hạt có áo hạt, thơm, hạt hình tháp ép vào nhau, rất thơm. Quả này khi phơi khô sẽ dài ra, co lại và nhăn nheo theo chiều dọc.
Cây ra hoa về mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 7), có quả vào mùa đông (tháng 10-12).
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Nam Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam.
Thảo quả mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao hơn 1.000m, có khí hậu mát lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn thuộc các địa phương vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc nước ta, như ở các huyện vùng cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu… có những nơi có sản lượng thảo quả rất lớn như huyện Bát Xát, huyện Sa Pa (Lào Cai).
Thu hái quả vào mùa đông (tháng 11, 12, 1), người ta hái quả chín vàng, đem về phơi khô hay sấy khô, khi dùng đập bỏ vỏ ngoài lấy hạt. Cũng có nơi lấy cám gạo hòa với nước cho sền sệt, bao chung quanh quả, nướng cho cháy cám rồi đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt dùng.
Thành phần hóa học
Có tinh dầu với tỷ lệ 1-1,5%.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, tính ấm; có tác dụng táo thấp kiện tỳ, khu đàm tiệt ngược, tiêu thực trừ hàn.
Theo Đông y, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, ráo thấp, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thảo quả được dùng làm gia vị ăn liền với thịt, cá (khi nấu để cả quả, nhưng sau đó lấy ra vì nồng). Cũn thường được dùng để thêm vào một số bánh kẹo.
Trong nhân dân ta, thảo quả được dùng chủ yếu làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, ngực bụng chướng đau, ho, sốt, tiêu chảy. Liều dùng mỗi ngày 3-6g, tán bột uống.
Thường dùng làm thuốc chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, nôn oẹ, ỉa chảy, trị sốt rét, lách to; còn dùng ngâm nuốt nước, chữa hôi mồm, ho, chữa đau răng, viêm lợi. Liều dùng 3-6 g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên.
Ở Ấn Độ, hạt và dầu được dùng như loài Amomum subulatum Roxb. để làm thuốc lợi tiêu hoá, dùng chữa đau thần kinh, dùng trong bệnh lậu như kích dục và giải độc khi bị bò cạp đốt hoặc rắn cắn. Dầu hạt thơm, kích thích, lợi tiêu hoá dùng đắp lên mí mắt để tiêu viêm.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) Thảo quả được dùng chữa ho đau ngực có đờm loãng, bụng dạ lạnh đau, tỳ hư ỉa chảy, nôn oẹ và sốt rét rất tốt./.
(Sưu tầm)
K/s Khương Bá Tuân
Thu họạch sản phẩm cây Thảo quả dưới làn sương mù
Hạt Thảo quả được phơi khô
Bán hạt Thảo quả cho Cơ quan dược liệu