Tết trồng cây và trồng rừng vụ Xuân năm 2019: Thanh Hóa đạt kết quả khá

Thực hiện lời phát động Tết trồng cây-bảo vệ rừng năm 2019 của Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chỉ thị số 9644/CT-BNN-TCLN ngày 12 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT. Ngày 16 tháng 01 năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch cụ thể về thực hiện “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi trong toàn tỉnh gắn với công tác trồng và bảo vệ rừng năm 2019. Sở Nông nghiệp & PTNT đã huy động đông đảo đội ngũ cán bộ công chức thuộc ngành Lâm nghiệp (Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm, các Ban quản lý rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia trong tỉnh…) và cán bộ hội viên Hội Lâm nghiệp xuống đến các địa bàn cơ sở để chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật về công tác trồng cây, trồng rừng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, thực hiện mục tiêu trồng cây nào sống tốt cây đấy theo lời dạy của Bác Hồ, phấn đấu đạt hiệu quả cao về cảnh quan, môi trường và kinh tế xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tham gia Tết trồng cây Xuân Kỷ Hợi tại khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam kinh

Để đạt được mục tiêu kết quả trồng cây trồng rừng cao, cơ cấu cây trồng được bố trí phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau theo phương châm: đát nào cây ấy. Vùng Trung du và miền núi trồng các loài cây đa tác dụng: phòng hộ, môi trường, cung cấp gỗ và lâm sản như Keo các loại, Sao đen, Lát hoa, Soan ta, Xà cừ, Giổi, Sấu và cây Lim xanh. Vùng đồng bằng trồng các loài cây ăn quả, cây bóng mát (Xà cừ, Sấu, Sao đen, Lát hoa..),có tác dụng cảnh quan môi trường kết hợp với lấy gỗ, Vùng ven biển ưu tiên trồng các loài cây phòng hộ chắn gió, chắn bão, chắn sóng, chắn cát bay, bảo vệ môi trường như Cây Bần chua, cây Sú, Vẹt trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển, các loài cây Phi lao, Keo chàm, keo lai, Xà cừ, Vùng đồi núi thấp ven biển trồng Thông, các loài cây Keo, Xà cừ…tạo cảnh quan du lịch sinh thái kết hợp với nuôi ong lấy mật, cung cấp gỗ. Các khu công nghiệp và đô thị, đường giao thong trồng các loài cây thường xanh, tán đẹp,có bong mát xum xuê như Xà cừ, Sao đen, Lát hoa, Long não, Sấu…Các khu di tích lịch sử, văn hóa trồng các loài cây Lát hoa, Xà cừ, Lộc vừng, Đa, Bồ đề, Ngọc lan, Long não, Si…

Phong trào nhân dân ra quân thực hiện Tết trồng cây, tròng rừng được thực hiện đến ngày 15 tháng 4 năm 2019 (Thời vụ trồng rừng vụ xuân),toàn tỉnh đã trồng được: 800.313 cây phân tấn các loại và 3.009 ha rừng trồng tập trung =30% kế hoạch năm 2019. Do thời tiết đầu năm 2019 nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít, kinh phí đầu năm khó khăn, không thuận lợi cho chỉ đạo thực hiện kế hoạch trồng cây, trồng rừng nên kết quả chỉ đạt được thấp hơn kế hoạch cùng kỳ năm 2018.

Năm 2019, Thanh Hóa phấn đấu thực hiện hoàn thành chỉ tiêu trồng 10.000 ha rừng tập trung, chăm sóc 42.000 ha rừng đặc dụng và phòng hộ, bảo vệ 598.573 ha rừng hiện có (cả rừng tự nhiện và rừng trồng). Tăng cường chỉ đạo phòng chống cháy rừng, chống khai thác và vận chuyển buôn bán gỗ trái với quy định của pháp luật, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ và xây dựng thì rừng rất quý”, góp phàn phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu./.

Khương Bá Tuân – Ủy viên BCH CLB LN Việt Nam – Hội lâm nghiệp Thanh Hóa 

Tin Liên Quan